Welcome
Đâu chỉ là chuyện của Kangaroo
Mẫu quảng cáo trên tivi của máy lọc nước Kangaroo không chỉ gây bức xúc cho nhiều người xem trận chung kết giữa M.U và Barcelona ngày 29.5 vừa qua mà hiện nay vẫn còn được giới marketing bàn luận dưới nhiều góc độ

Theo quy trình, để một mẫu quảng cáo trên TV được phát vào giờ quảng cáo, mẫu quảng cáo đó phải được nhà đài duyệt về nội dung và hình ảnh. Với những quảng cáo liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người như đồ ăn, thức uống, mỹ phẩm thì các công ty kinh doanh còn phải gửi thêm giấy phép duyệt nội dung của bộ hay sở Y tế, các giấy tờ nghiên cứu liên quan đến nội dung hoặc số liệu mà mẫu quảng cáo đó nhấn mạnh. Ví dụ, trong mẫu quảng cáo gây bàn tán nói trên, Kangaroo nói rằng “máy lọc nước hàng đầu Việt Nam”, thì dĩ nhiên đi kèm phải là rất nhiều giấy tờ nghiên cứu liên quan để chứng minh rằng câu nói trên là đúng.

Ngoài ra vấn đề thuần phong mỹ tục, ăn mặc cũng được nhà đài để ý rất chi tiết. Hầu như những cảnh mà người mẫu để hở eo, hở rốn hay vòng 1 hở hang đều bị nhà đài yêu cầu chỉnh sửa lại trước khi phát.

Kiểm duyệt gắt gao nội dung và hình ảnh là thế, nhưng lâu lâu nhà đài vẫn để bị “sót” vài trường hợp như quảng cáo của Kangaroo, hay một mẫu quảng cáo sữa tắm mới toanh, với hình ảnh hai cô gái cùng ngồi trong bồn tắm và tắm cho nhau, được kết thúc với câu “em tắm, anh khen”, khiến nhiều người liên tưởng đây là loại sữa tắm dành cho giới đồng tính.

Với trường hợp Kangaroo, đã có một vài trang báo mạng giật tít kiểu “hiện tượng ngành quảng cáo” và kết luận chắc nịch: “thành công về mặt quảng bá hình ảnh, khi doanh số bán hàng tăng cao” (!). Kết luận này được đưa ra mà không có số liệu chứng minh như doanh số bán hàng hoặc độ nhận biết về thương hiệu.

Bản thân người viết cho rằng, cách quảng cáo gây chú ý như Kangaroo tuy tạo ra nhận biết thương hiệu cao, nhưng nhận biết kiểu tiêu cực hay tích cực, tốt hay xấu? Nếu nhận biết kiểu tiêu cực đầy thù ghét, dị ứng… thì để đánh đổi hình ảnh thương hiệu tiêu cực lấy nhận biết thương hiệu cao là một bài toán sai lầm trong marketing

Việt Nga
SGTT
11/06/2011
  CÁC TIN KHÁC
      “Dẹp tiệm” vì buôn bán khó khăn
      'Thổi' thương hiệu bằng nhân viên
      Happy Shopping bị phạt hơn 450 triệu đồng
      Trung Quốc tranh mua nông sản, doanh nghiệp Việt Nam lo sợ
      Hàng nội chưa được "ưu tiên"?
      Kinh doanh du lịch: Liên kết từng đốm sáng
      McDonalds