Welcome
McDonalds
McDonalds không chỉ phổ biến ở trong nước Mỹ mà còn nhanh chóng có được những thành công trên thị trường quốc tế như Canada, Nhật Bản, Úc và Đức. Ngày nay, có khoảng 1.5 triệu người làm việc cho McDonald’s trên toàn thế giới. Khởi đầu McDonald’s chỉ là một hiện tượng của nước Mỹ nhưng nay nó đã trở thành một thương hiệu quốc tế đích thực.

THỊ TRƯỜNG

Việc mọi người đi ăn tối ở bên ngoài đã từng là một hoạt động xã hội khá phổ biến. Vào thời gian đó,nhiều người đã cho đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tới ăn tối ở nhà hàng một cách thường xuyên, điều này chỉ dành cho một số rất ít người.  Nhưng cuộc cách mạng về cách phục vụ đồ ăn cách đây khoảng 50 năm đã thay đổi tất cả mọi thứ.  Ngày nay, việc đi ăn tối ở bên ngoài đã trở nên quá dỗi bình thường đối với tất cả mọi người trên thế giới. Theo thống kê thì có khoảng 16% các bữa ăn của người Mỹ là ăn ở bên ngoài và có khoảng 2 triệu người tới ăn ở các cửa hàng của McDonalds.

THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

McDonald’s là thương hiệu thống lĩnh và có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong thị trường đồ ăn nhanh ở 120 nước trên 6 châu lục. McDonald’s hoạt động với trên 29,000 cửa hàng trên toàn thế giới và theo ước tính thì doanh thu tổng cộng năm 2000 đã là hơn 40 tỉ đô la Mỹ. Chỉ có một vài thương hiệu có thể sánh ngang với McDonald’s về sức mạnh thương hiệu và sự hiện diện khắp nơi của biểu tượng Golden Arches (hình chữ M vòng cung màu vàng). Tuy nhiên, McDonalds vẫn được đánh giá là thương hiệu mạnh nhất – theo nghiên cứu của Interbrand, công ty tư vấn thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Nghiên cứu trên điểm lại toàn bộ các diễn biến, từng bước phát triển của các thương hiệu hàng đầu và đưa ra đánh giá, ước lượng giá trị của từng thương hiệu. Interbrand đã kết luận rằng: “Không có một thương hiệu nào có thể đem ra so sánh với McDonald’s về ý tưởng xây dựng thương hiệu, cách thực hiện và sức hấp dẫn kéo dài, lan rộng nhanh chóng của nó. McDonald’s là một thương hiệu Mỹ chinh phục toàn thế giới với  sức mạnh của hai yếu tố khá là khác biệt – văn hóa và thương mại”. McDonalds bắt đầu từ nước Mỹ nhưng đã nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

McDonalds cam kết sẽ trở thành một thành viên đắc lực của cộng đồng. Các tổ chức từ thiện mang tên Ronald McDonal (RMHC) đã đóng góp gần 250 triệu đôla Mỹ với mục đích tài trợ các chương trình vì trẻ em trên toàn thế giới từ năm 1984. Cơ sở của RMHC là chương trình Ngôi nhà Ronald McDonald, chương trình tài trợ cho các gia đình có trẻ em bị bệnh hiểm nghèo để các em có thể được điều trị ở các bệnh viện gần nhà nhất. Ngôi nhà Ronald McDonald đầu tiên được mở ở Philadenphia năm 1974 và hiện nay trên thế giới có khoảng 200 ngôi nhà như thế.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Câu chuyện của McDonalds bắt đầu từ khoảng 50 năm trước đây ở San Bernadio, bang California. Ray Kroc là một người bán hàng, chuyên cung cấp “milkshake - sữa lắc trước khi uống và thức ăn trộn” cho một cửa hàng thức ăn phục vụ lái xe và khách hàng qua đường của hai anh em Dick và Mac McDonald. Kroc ước tính rằng cửa hàng này chắc chắn bán được trên 2,000 hộp milkshake hàng tháng và từ đó, Kroc tò mò muốn biết nhiều hơn lí do tại sao công việc kinh doanh của 2 anh em nhà McDonald lại phát đạt đến thế. Ông ta tới thăm cửa hàng “phục vụ nhanh” này và cực kỳ kinh ngạc trước tốc độ phục vụ món Hamburger ở đây: 15 giây cho một chiếc bánh hamburger 15 cent với khoai tây và sữa lắc. Kroc nhìn thấy tiềm năng phát triển của công việc kinh doanh này và quyết định tham gia vào. Anh em nhà McDonald đã đồng ý với lời đề nghị của Kroc về việc mua lại bản quyền “quán ăn nhanh”. Và ngày 15 tháng 4 năm 1955, Kroc khai trương cửa hàng McDonalds  phục vụ thức ăn nhanh đầu tiên tại Des Plaines, ngoại ô phía bắc Chicago.

Với tốc độ phát triển cực nhanh, hệ thống các cửa hàng McDonalds bán được hơn 100 triệu chiếc bánh hamburger trong vòng 3 năm đầu tiên và cửa hàng McDonald's thứ 100 được khai trương 4 năm sau đó, năm 1959. Tới năm 1961, Kroc trả 2.7 triệu đô la Mỹ mua hết toàn bộ quyền lợi từ anh em nhà McDonald và năm 1963, việc bán chiếc bánh hamburger  thứ một tỉ đã được truyền hình trực tiếp trên tivi vào giờ quảng cáo cao điểm.

McDonalds không chỉ phổ biến ở trong nước Mỹ mà còn nhanh chóng có được những thành công trên thị trường quốc tế như Canada, Nhật Bản, Úc và Đức. Ngày nay, có khoảng 1.5 triệu người làm việc cho McDonalds trên toàn thế giới. Khởi đầu McDonald’s chỉ là một hiện tượng của nước Mỹ nhưng nay nó đã trở thành một thương hiệu quốc tế đích thực.

SẢN PHẨM

Từ một cửa hàng gia đình phục vụ đồ ăn rất  nhỏ, McDonalds đã phát triển thành một hệ thống các cửa hàng phục vụ nhanh với giá trị hàng tỉ đôla Mỹ. Khi mà bánh hamburger và khoai tây chiên vẫn là chỗ dựa chính cho hoạt động kinh doanh của McDonalds thì khả năng đoán trước và đáp ứng được nhu cầu thực sự của khách hàng chính là thành công lớn nhất của họ. Một ví dụ rõ nhất là bánh sandwich File-O-Fish, được làm bởi Lou Groen, chủ cửa hàng chi nhánh ở Cincinati, khu vực tập trung phần lớn người theo đạo Thiên Chúa giáo. Groen nhận thấy công việc kinh doanh của mình hoạt động không tốt vào các ngày thứ 6 – ngày mà người theo đạo Thiên Chúa Giáo không ăn các món có thịt. Groen đã đưa ra món bánh sandwich nhân cá, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Loại bánh xăng-uých “File-O-Fish”  này được bán đầu tiên năm 1963 và đã nhanh chóng trở thành một món trong thực đơn được ưa thích ở tất cả các cửa hàng McDonalds khắp thế giới.

Tiếp theo đó, năm 1968 thì Big Mac - món bánh sandwich thành công nhất của McDonald được làm bởi nhà hàng Jim Deligatti thuộc  Pittsburg. Và 9 năm sau, cũng nhà hàng trên, họ phục vụ thực đơn bữa sáng cho những người lái xe. Và điều này đã làm thay đổi thói quen ăn sáng của hàng triệu người Mỹ.

NHỮNG PHÁT TRIỂN GẦN ĐÂY

Sự đổi mới và sáng tạo đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự lớn mạnh của thương hiệu McDonalds. Công ty có những đầu tư cực lớn trong công nghệ và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.  Đột phá lớn nhất của McDonalds là việc khai trương nhà hàng ở Sierra Vista năm 1975 mà khách hàng tới mua đồ ăn không phải đi xuống khỏi xe ô tô. Ý tưởng trên xuất phát từ nhu cầu giải quyết khó khăn về việc bán hàng trong khu vực đó, khi mà  ở  căn cứ quân đội gần đó không cho phép quân nhân xuống xe khi mặc quân phục. Và ý tưởng này đã thành công ngay lập tức. Ngày nay, việc kinh doanh các cửa hàng McDonald's nhờ ý tưởng trên chiếm hơn một nửa công việc kinh doanh của họ.

McDonald's phục vụ khách hàng với chất lượng thức ăn tốt nhất. Các nguyên liệu thô để chế biến đồ ăn đều được đặt mua từ các nhà cung cấp trong một thời gian dài. Đồ ăn được chuẩn bị theo tiêu chuẩn cao và nhất quán. Các thực đơn của McDonald's luôn luôn được xem xét và cải thiện để chắc chắn thoả mãn được sự mong đợi của khách hàng.

Trong thực đơn của các nhà hàng McDonalds ở Mỹ có thêm cả bia, gà, cá, salát và các món ăn chay, cộng thêm hàng loạt các món tráng miệng, thức uống nóng và lạnh với nhiều mùi vị khác nhau.

McDonald’s là cửa hàng ăn phục vụ nhanh đầu tiên công khai đưa danh sách tất cả thành phần thức ăn và các phân tích về giá trị dinh dưỡng một cách chi tiết tất cả các sản phẩm của họ. Năm 2000, McDonalds cho ra đời một số sản phẩm mang tính chất đổi mới như McSalad, Shaker và Fruit N’Yogurt Parfaits  (Kem sữa chua Trái cây), dễ ăn hơn trong những lúc bận rộn.

KHUYẾN THỊ

Ngay từ những ngày đầu tiên, McDonald’s đã nhận ra tầm quan trọng của “Marketing” trong quá trình xây dựng thương hiệu. Giống như Ray Kroc đã nói: “Có một thứ đóng vai trò cơ bản dẫn đến thành công của chúng tôi, giống như chiếc bánh hamburger. Và thứ đó chính là Marketing, một nét đặc trưng của McDonald’s. Nó lớn hơn bất kỳ con người hay sản phẩm nào mang tên McDonald’s”. Quảng cáo tất nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn tới thành công nhưng cũng không thể tách nó ra được. Cho tới tận bây giờ, số tiền đầu tư vào quảng cáo và khuyến mãi của McDonald’s  luôn chiếm một tỉ lệ cố định trong doanh thu của các cửa hàng.

Nguồn superbrand
05/02/2009
  CÁC TIN KHÁC
      Tái cấu trúc nợ ngân hàng
      Tự khác biệt để tạo ra sự khác biệt
      Hàng hiệu Prada cô đơn giữa sa mạc
      Siêu thị Metro tính giá sai cho khách hàng
      TP.HCM: Ngày 1/9, thông xe cầu có thời gian thi công kỷ lục
      Doanh nghiệp FDI: Tiêu thụ tại chỗ bao nhiêu, nội địa hóa thế nào?
      Giá bán lẻ và ảnh hưởng của lạm phát giá hàng hóa