Welcome
Cấm 'mượn' nhãn hiệu hàng không nước ngoài
VietJet AirAsia - tên thương mại dự kiến của Công ty CP Hàng không VietJet hợp tác với Hãng hàng không giá rẻ AirAsia (Malaysia) nhiều khả năng sẽ không được chấp thuận.

Trước đó, ông Tony Fernandes, Chủ tịch tập đoàn AirAsia - hãng hàng không mua lại 30% vốn của VietJet, cho hay, tháng 8/2010, hãng hàng không VietJet AirAsia dự kiến sẽ cất cánh chuyến bay đầu tiên.

Song, Cục Hàng không Việt Nam mới đây đã ra Công văn 1064 gửi các hãng hàng không thông báo một số điều khoản không được thực hiện trong hợp tác với đối tác nước ngoài, nêu rõ, hãng hàng không Việt Nam không được sử dụng, tiếp thị, quảng cáo, thể hiện biểu tượng, thương hiệu, nhãn hiệu của hàng không nước ngoài cho dịch vụ vận chuyển của mình.

Nguyên nhân là do việc sử dụng thương hiệu này dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. 

Các biểu hiện thương hiệu, nhãn hiệu gây nhầm lẫn về nhà cung cấp dịch vụ cũng không được sử dụng.

 
Bên cạnh đó, công văn cũng yêu cầu các hãng hàng không nước ngoài không được kiểm soát trực tiếp kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của hãng hàng không Việt Nam, không được quản lý hoặc kiểm soát doanh thu thông qua việc sử dụng trang web bán vé chung.

Như vậy, quy định mới "trói" VietJet Air khi không được dùng trang web AirAsia.com và nhiều khả năng không được ghép tên chung VietJet AirAsia để quảng cáo các chuyến bay nội địa.

Việc ra công văn yêu cầu cấm "mượn" nhãn hiệu hãng hàng không nước ngoài cũng như chống thất thoát doanh thu của hàng không nội địa để tránh rơi vào tình huống trước đây khi Công ty CP hàng không Pacific Airlines bắt tay với hãng hàng không giá rẻ Jetstar Airways (Australia), đổi tên thành Jetstar Pacific (JPA).

14/04/2010
  CÁC TIN KHÁC
      Doanh nghiệp xăng dầu đòi hướng dẫn giảm giá bán
      Công nghiệp phụ trợ Việt Nam: Vì sao phát triển ì ạch!
      Doanh nghiệp gồng mình chịu lỗ
      Prudential - Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu…
      Google vẫn “trụ” lại Trung Quốc nhưng cáo buộc “bức tường lửa” đã gây tổn thất cho hãng
      Thị trường Groupon tại Việt Nam:“Bình” mới, “rượu” sẽ mới!
      Sức mạnh của kiểu dáng bao bì sản phẩm