Welcome
FMCG trong mắt người tiêu dùng
Nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG - Fast Moving Consumer Goods) được đánh giá ra sao trong mắt người tiêu dùng Việt Nam, khảo sát của Công ty FTA

Nguồn gốc xuất xứ

Người tiêu dùng quan tâm tới những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, và thích những sản phẩm xuất xứ từ nước ngoài hơn (39%) là những sản phẩm xuất xứ trong nước (17%).

Đối với các sản phẩm xuất xứ trong nước, người tiêu dùng quan tâm tới các sản phẩm ăn uống, đặc biệt là thực phẩm hơn là các sản phẩm chăm sóc cá nhân/gia đình.

Giá cả

Đối với sản phẩm FMCG, sản phẩm chất lượng tốt không hẳn là có giá cao, đa số người tiêu dùng quan tâm nhiều tới những sản phẩm có giá trung bình (46%).

Bao bì

Vỏ bao bì của một sản phẩm chất lượng tốt được ưu tiên theo thứ tự các tiêu chuẩn: Thông tin đầy đủ về sản phẩm trên bao bì, nguyên liệu vỏ bao bì chắc chắn, an toàn, có dấu chứng nhận sản phẩm an toàn vệ sinh/sức khoẻ.

 

Nhà sản xuất

Người tiêu dùng thường có lòng tin vào uy tín của nhà sản xuất (60%). Đây là tín hiệu tốt để các công ty uy tín trên thị trường mở rộng hoặc đổi mới dòng sản phẩm của mình.

Đối với logo, và màu sắc sản phẩm, tuy không được người tiêu dùng chú ý nhiều như các yếu tố khác, nhưng một logo in to, rõ ràng, đặt ở mặt trước bao bì, và sản phẩm có màu sắc tự nhiên thì tạo ấn tượng tốt cho người tiêu dùng hơn (35%).

Nguồn thông tin nhận biết

Phần lớn người tiêu dùng nhận biết sản phẩm chất lượng tốt thông qua giới thiệu từ bạn bè/người thân (76%), đặc biệt là người tiêu dùng Đà Nẵng (93%), kế đến là quảng cáo trên TV/radio (74%) và tự bản thân tìm hiểu (63%), không có nhiều khác biệt giữa các khu vực.

- Người tiêu dùng Cần Thơ đặc biệt tin vào nhận xét của giới chuyên môn hơn là người tiêu dùng 3 thành phố còn lại. Cần Thơ là 70% trong khi đó Đà Nẵng 49%, Hà Nội 56%, TP.HCM 40%.

- Quảng cáo trên TV/radio và tư vấn từ nhân viên bán hàng cũng khá hiệu quả đối với người tiêu dùng tại Cần Thơ.

 Kênh phân phối

Trong nhận thức của người tiêu dùng, nơi bán sản phẩm chất lượng tốt là ở siêu thị (90%), kế đến là Metro (67%).

Ngoài ra còn có tiệm tạp hoá vừa/lớn có bảng hiệu (52%), cửa hàng showroom/đại lý chính hãng, không có nhiều khác biệt giữa các khu vực. Xe bán dạo và các điểm bán hàng lề đường được xem là nơi bán sản phẩm chất lượng kém.

- Nhìn chung người tiêu dùng tại hai thành phố lớn TP.HCM và Hà Nội mua phải thực phẩm kém chất lượng nhiều hơn tại Đà Nẵng và Cần Thơ.

Người tiêu dùng Đà Nẵng mua phải sản phẩm chăm sóc cá nhân gia đình kém chất lượng nhiều nhất, còn người tiêu dùng Cần Thơ thì lại mua phải nhiều bánh kẹo và đồ uống kém chất lượng.

- Đa số những sản phẩm kém chất lượng được mua từ xe bán dạo và bán hàng lề đường, tiếp theo là khu vực bên ngoài chợ. Việc mua phải sản phẩm chất lượng kém nói chung xuất phát từ việc thử mua sản phẩm khi chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về sản phẩm.

- Riêng đối với thực phẩm, người tiêu dùng có tâm lý ngại đi xa, nên họ thường mua tại những địa điểm thuận tiên, gần nhà, gần chỗ làm mặc dù vẫn còn hoài nghi về chất lượng

DNSG
10/09/2011
  CÁC TIN KHÁC
      Goldman Sachs sụt giảm tới 83% lợi nhuận quý II
      Siêu thị điện máy nhiều kế bẫy khách hàng
      Tự khác biệt để tạo ra sự khác biệt
      Cơ hội trúng hàng nghìn giải thưởng lớn của Electrolux
      PepsiCo chuyển sang quảng cáo ngoài trời
      Cách làm khách hàng luôn đọc thư điện tử - email của bạn
      Việt Nam chỉ cần 3 - 4 doanh nghiệp viễn thông, cùng lắm là 5 doanh nghiệp