Welcome
Nhà vô địch thương hiệu World Cup 2010: Adidas hay Nike ?
Với khoảng 2.6 tỷ người trên thế giới theo dõi World Cup 2010, các chuyên gia marketing có những ngày bận rộn để quảng bá thương hiệu của mình. Nổi bật trong số họ đó là cuộc chiến giữa 2 đối thủ không đội trời chung: Nike - Adidas.
Sự đối đâu giữa 2 thương hiệu này đã có từ rất lâu, năm 2008 và năm 2009 mỗi công ty đã bán được 1.5 – 1.7 tỷ USD chỉ cho riêng những mặt hàng liên quan đến bóng đá, mỗi bên đang sở hữu 1/3 thị trường thể thao.

Adidas đã có lợi thế lớn khi trở thành nhà tài trợ chính cho World Cup lần này. Tất cả trọng tài đều mặc đồng phục của Adidas, quả bóng Jabulani cũng do Adidas cung cấp, các chương trình quảng cáo trên tivi, các thiết bị cho trận đấu đều của Adidas. Hơn thế, 12 trong 32 đội bóng là do Adidas tài trợ trong đó có những đội bóng lớn như Đức, Argentina và đương kim vô địch Tây Ban Nha.

Không có cơ hội trở thành nhà tài trợ chính thức như Adidas, Nike buộc phải tìm chiến lược truyền thông khác.

 
Quay lại World Cup 2006, Nike đã xây dựng một chương trình truyền thông rầm rộ dựa vào internet để tiếp khách hàng. Cùng với Google, Nike đã tạo ra mạng xã hội đầu tiên cho các fan bóng đá mang tên Joga.com (lấy phiên âm của tiếng Brazil – có nghĩa là chơi đẹp).

Mặc dù kết thúc World Cup 2006, thương hiệu của Nike vẫn giữ được ổn định, tuy nhiên thành công này nhờ một phần là do Puma là nhà tài trợ chính cho nhà vô địch (chứ không phải Adidas).  Hình ảnh từ trang mạng xã hội đã không thành công như mong đợi của Nike khi những thông tin mà mạng này cung cấp không thoả mãn sự mong đợi của khách hàng.

Và World Cup lần này, một lần nữa Nike lại không chiến thắng được Adidas trong việc trở thành nhà tài trợ chính thức, thêm một lần nữa Nike lại sử dụng công nghệ số. Tuy nhiên lần này họ đã sử dụng một chiến lược hoàn toàn khác.

Ngày 20 tháng 5, vài tuần trước khi World Cup khai mạc, Nike đã sản xuất một video quảng cáo dài 3 phút mang tên “Write the Future” trên trang facebook của Nike. Hình ảnh thể hiện một số cầu thủ nổi tiếng tưởng tưởng ra tương lai của họ như thế nào khi họ chiến thắng hay thất bại tại giải đấu. Chưa đầy một tuần số lượng theo dõi thông tin tăng gấp đôi trên facebook, vượt qua sự kỳ vọng của những người làm truyền thông.
 
Hơn nữa “Write the Future” không phải là một chương trình quảng cáo tĩnh, các fan được cung cấp công cụ để biên tập lại nội dung, để bình chọn ý kiến của người khác. Điều này đã kích thích cho cuộc thi bùng nổ trên các trang facebook và twitter. Để tăng thêm sự hấp dẫn, Nike còn đưa ra các giải thưởng trong đó những nội dung được đọc nhiều nhất sẽ được chạy trên bảng chữ đèn LED trên toà nhà của Nike ở Johannesburg, Nam Phi.

Ngoài ra Nike cũng có chiến dịch  “Write the Future”  trên các phương tiện quảng cáo truyền thống. Mặc dù không được quảng cáo trong thời gian các trận đấu diễn ra, Nike đã sản xuất một chương trình quảng cáo 30s của “Write the Future” trên các kênh khác cùng thời điểm, và trước và sau trận đấu. Ở chương trình ngắn này, Nike không quên khêu gợi tính tò mò cho người xem tìm hiểu chương trình dài 3 phút trên facebook
16/07/2010
  CÁC TIN KHÁC
      Vì đâu thương hiệu Việt “chết” trên sân nhà?
      Không nên lạm dụng giáo sư, bác sỹ vào quảng cáo
      Quảng cáo và phái đẹp
      iPhone và bài học marketing
      Thị trường hàng điện tử gia dụng: “Bánh ngon” sẽ thuộc về ai?
      Xây dựng thương hiệu theo ý khách hàng, khách hàng quyết định mọi sáng tạo
      Cái giá tác hợp đạo kinh doanh