Welcome
Cho thuê ban nhạc dân ...
Tên Dịch vụ:

Cho thuê ban nhạc dân tộc 0902.687898 tại tphcm

 

         Ban nhạc dân tộc tạo được điểm nhấn ấn tượng cho du khách quốc tế khi đến Việt Nam, từ những chất liệu mộc mạc thô sơ có sẵn trong thiên nhiên, các nghệ nhân đã cho ra đời những sản phẩm nhạc cụ mang đậm nét văn hóa của 52 dân tộc anh em Việt Nam. Chúng tôi những người đại diện và làm cầu nối cho các bạn giao lưu với ban nhạc kế thừa nghệ nhân, được đào tạo bài bản tại Nhạc Viện TP.HCM. Quý vị vui lòng liên lạc để được chúng tôi phục vụ


 Ban nhạc dân tộc bao gồm những nhạc cụ cơ bản như:

- Ban nhạc dân tộc bao gồm đàn tranh

- Ban nhạc dân tộc bao gồm đàn bầu

- Ban nhạc dân tộc bao gồm sáo trúc

- Ban nhạc dân tộc bao gồm đàn tứ

- Ban nhạc dân tộc bao gồm đàn T.Rưng

- Ban nhạc dân tộc bao gồm đàn bầu

- Ban nhạc dân tộc bao gồm đàn đá

- Ban nhạc dân tộc bao gồm đàn K'long pút

- Ban nhạc dân tộc có cả cồng chiêng tây nguyên

 

 

VIDEO BAN NHẠC DÂN TỘC BIỂU DIỄN TẠI 5* SHERATON

 

 

 

 

 

HÌNH ẢNH GIỚI THIỆU NGHỆ SỸ BIỂU DIỄN MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC

 

 

  Cung cấp ban nhạc dân tộc biểu diễn, các sự kiện event trong nước và quốc tế. Ban nhạc dân tộc mang âm hưởng ba miền của các dân tộc Việt Nam như đàn đàn Tranh, đàn Bầu, Sáo trúc, đàn T .Rưng, đàn đá, đàn nhị, đàn tứ, đàn Krong put...

 

 

Nhạc cụ dân tộc là kiệt tác của những nghệ nhân được làm từ chất liệu mộc mạc có sẵn trong thiên nhiên. Chúng tôi xin được giới thiệu nguồn gốc xuất xứ của các loại nhạc cụ dân tộc như sau

 

 

 Nguồn gốc xuất xứ của cây Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm là loại đàn một dây của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.

 

 

 

Đàn bầu

 

 

Đàn bầu có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam. Các nhạc sĩ Việt Nam đã biên soạn và chuyển soạn một số tác phẩm dạng concerto để nghệ sĩ sử dụng đàn bầu trình tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng thính phòng như Vì Miền Nam, Ru con, Tình ca... Đàn bầu không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà còn được nhiều khán-thính giả trên thế giới hâm mộ

 

 

 

 Sáo trúc

 

Nguồn gốc của Sáo Trúc là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi hơi vòm của dân tộc Việt. Đặc biệt rất được phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam.

 

Sáo được làm bằng một đoạn ống trúc, hoặc nứa có chiều dài 40 – 55cm, đường kính 1,5 – 2cm. Ở phía đầu ống có một lỗ hình bầu dục đó là lỗ thổi. Trong lòng ngay gần lỗ thổi được chặn bằng một mẩu nút bấc hoặc gỗ mềm để điều chỉnh độ cao thấp khi cần thết. Thẳng hàng với lỗ thổi có khoét 6 lỗ bấm, lỗ bấm thứ nhất cách lỗ thổi 12cm, các lỗ bấm còn lại cách đều nhau 

 

Đàn T.Rưng

 

Nguồn gốc của đànT'rưng là loại nhạc cụ gõ phổ biến ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam, đặc biệt là đối với dân tộc Gia Rai và Ba Na. Cái tên "t'rưng" xuất phát từ tiếng Gia Rai, lâu ngày trở nên quen thuộc với mọi người. Đàn t'rưng làm bằng một số ống tre lồ ô hay nứa ngộ có kích cỡ khác nhau. Đàn t'rưng chuyên nghiệp có khoảng 12 đến 16 ống xếp thành hàng trên giá đàn theo thứ tự đi dần lên từ ống lớn đến ống nhỏ, từ ống dài đến ống ngắn (loại đàn t'rưng dân gian chỉ có 5 ống với cách xếp ngược lại, ống trên cao lớn rồi đi dần xuống là những ống nhỏ hơn). Nhìn chung, ống có đường kính từ 3 đến 4 cm, dài từ 40 đến 70 cm. Mỗi đầu ống đều bịt kín do còn nguyên các đầu mấu, đầu kia được gọt vát một phần ống để tạo âm theo chuỗi hàng âm của người dân tộc. 

 

Đàn tứ

 

Đàn tứ có bốn dây nên người ta gọi là đàn tứ (tứ là bốn). Tuy nhiên đàn này còn nhiều tên gọi khác như đàn đoản (đoản là ngắn) vì cần đàn ngắn hơn đàn nguyệt, đàn nhật (nhật là mặt trời) vì thùng đàn hình tròn tạo thành một cặp với đàn nguyệt (nguyệt là mặt trăng). Đàn tứ có 2 loại là đàn tứ thùng (loại mới) và đàn tứ tròn (đàn đoản - loại cổ truyền)

 

Đàn tứ thùng là cây đàn cải tiến mới xuất hiện khoảng 40 năm nay ở Việt Nam. Đàn được tạo dáng với thùng đàn hình thang như đàn đáy và gắn bốn dây nilon. Nhìn chúng các dây đàn được chỉnh khá căng trên hàng phím tương đối cao, thích hợp để sử dụng ngón vê. Cần đàn được gắn phím theo hệ thống 12 bán âm như hệ thống thang âm Tây phương. Vì lẽ đó Đàn tứ thùng rất thuận tiện trong việc trình tấu những sáng tác lấy chất liệu từ âm nhạc dân gian, truyền thống nhưng lại mang phong cách âm nhạc hiện đại.

 

Đàn Klong Put

 

Nguồn gốc của loại đàn K'lông pút là nhạc cụ của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Người Gia Rai gọi nó là Đinh pút, còn người Ba Na ở vùng An Khê gọi nhạc cụ này là Đinh pơl. Tuy nhiên cái tên K'lông pút đã trở nên quen thuộc với mọi người, dù ở trong hay ngoài nước.

 

K’lông pút có âm sắc độc đáo, vừa có tính chất âm hơi lẫn âm vỗ. Nó diễn đạt tình cảm mênh mông khoáng đạt hay xa xăm, huyền bí.

 

Đàn Tranh

 

Nguồn gốc của Đàn tranh còn được gọi là đàn thập lục, là nhạc cụ truyền thống của người phương Đông, có xuất xứ từ Trung Quốc. Đàn thuộc họ dây, chi gảy. Vì có 16 dây nên đàn còn có tên gọi là đàn Thập lục.

 

Ngoài khả năng diễn tấu giai điệu, ngón chơi truyền thống của đàn tranh là những quãng tám rải hoặc chập và ngón đặc trưng nhất là vuốt trên các dây là ngón á. Đàn tranh là nhạc khí dùng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát, ngâm thơ và được chơi trong nhiều thể loại âm nhạc như các dàn nhạc tài tử, cải lương, chèo, nhã nhạc, dân tộc tổng hợp.

 

Đàn đá

 

Nguồn gốc Đàn đá Kdut Liêng Krăk được nhà dân tộc học người Pháp Georges Codominas tìm thấy tại làng Kdut Liêng Krăk vào ngày 5-2-1949. Nhà dân tộc học trẻ này đã tìm ra một công cụ bằng đá khổng lồ so với tất cả công cụ đá cổ tìm được xưa nay. Bộ đàn đá sau đó được gửi về Pháp để thẩm định. Lúc bấy giờ, với con mắt tinh đời của các chuyên gia hàng đầu thế giới về nhân chủng học, khảo cổ học, dân tộc học, âm nhạc học... bộ đàn đá Kdut Liêng Krăk đã được xác định là loại nhạc cụ thời tiền sử đầu tiên tìm được trên thế giới, có niên đại khoảng 3.000 năm. Hiện tại, bộ đàn đá này được trưng bày trong Bảo tàng Con người ở thủ đô nước Pháp.