Welcome
Câu chuyện về cơ hội
Trong kinh doanh, nhận biết và tận dụng tốt cơ hội là một trong những yếu tố mang đến thành công. Đó là điều không ai phủ nhận!

Cơ hội

Thời gian qua, thị trường gạo Việt Nam ngẫu nhiên bị “chi phối” mạnh bởi thị trường Indonesia. Mỗi khi thị trường này rục rịch nhập khẩu… thì giá gạo xuất khẩu, tốc độ mua gạo nguyên liệu của Việt Nam cũng theo đó nhộn nhịp hẳn lên.

Nhưng đến những tháng cuối năm, mối quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam lại là Thái Lan! Bởi lẽ, theo tuyên bố của tân Thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra, từ ngày 7/10 tới, Thái Lan sẽ bắt đầu chương trình trị giá 470 tỉ baht (gần 16 tỉ đô la Mỹ) nhằm nâng giá thu mua gạo cho nông dân lên 15.000 baht/tấn (khoảng 500 đô la Mỹ), gần gấp đôi mức giá trung bình 8.500 baht/tấn hiện tại. Như vậy, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan cũng sẽ tăng từ mức khoảng 630 đô la Mỹ/tấn hiện nay, lên mức 750 đô la Mỹ/tấn. Và đây là cơ hội của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam, khi Thái Lan tự đánh mất lợi thế cạnh tranh về giá.

Nhưng đó là chuyện sắp tới. Còn thực tế, trong năm 2011, theo Bộ NN & PTNT, gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn có thể đạt mốc trên 7 triệu tấn, tương đương 3,1-3,5 tỉ đô la Mỹ - một con số ấn tượng! Bởi nói gì thì nói, gạo vẫn là mặt hàng “đắt khách”, là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều Chính phủ, khi biến đổi khí hậu… đang đe dọa nhiều đến an ninh lương thực của thế giới. Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa đưa ra dự báo, sản lượng lúa gạo toàn cầu niên vụ 2011/2012 chỉ đạt 456,3 triệu tấn, giảm 73.000 tấn so với dự báo đưa ra trước đó, do sụt giảm sản lượng ở Indonesia, Hàn Quốc…

Không “nóng” như gạo, nhưng một mặt hàng nông sản khác là hạt điều vẫn có những bước tiến lặng lẽ. Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, 8 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 108.000 tấn với trị giá 865 triệu đô la Mỹ. Dù sản lượng giảm đến 11,7%, nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng khá ấn tượng: 29% so cùng kỳ! Giá xuất khẩu trung bình trong 7 tháng qua đạt 7.877 đô la Mỹ/tấn, tăng 46,1% so cùng kỳ. Và hiện nay, Trung Quốc vẫn đang là một trong những thị trường chiến lược, với nhu cầu về hạt điều đã và sẽ tiếp tục tăng mạnh…

Và hành động

Cơ hội đã có, vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khai thác thế nào? Không ít các doanh nghiệp đã nắm bắt được thị trường, chuẩn bị nguồn lực nhằm tận dụng thời cơ. Vấn đề quan tâm nhất của họ trước khi bắt đầu mọi thứ vẫn là vấn đề vốn! Tích trữ hàng hóa như gạo, điều trong thời điểm này, chuẩn bị cho các lô xuất khẩu vào thời gian thích hợp là một trong những phương án ưu tiên hàng đầu. Nhưng tiền đâu để làm điều đó trong khi kinh tế khó khăn? Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phấn, đại diện Công ty CP Hiệp Thanh (Cần Thơ), cho biết: “Vai trò của ngân hàng là một trong những điều quan trọng nhất. Với giá trị của 1 tấn gạo là 11 triệu đồng, với sức chứa 125.000 tấn kho, và để lắp đầy diện tích kho trên, Hiệp Thanh cần đến 1.400 tỷ đồng”.

Ông Venkatesan Rajkumar, Giám đốc Công ty Rals
 

Techcombank là một trong số ít ngân hàng nhanh nhạy nắm bắt và khai thác cơ hội. Từ quý 1/2011, Techcombank đã cho ra đời hàng loạt sản phẩm riêng biệt, tập trung vào các ngành sản xuất đóng góp lớn về giá trị cho nền kinh tế quốc gia. Điều này phần nào kịp thời giải quyết bài toán về vốn cho các doanh nghiệp trong nước.

“Tuy rằng số vốn hiện tại ngân hàng đang tài trợ cho Hiệp Thanh chưa thật sự đủ, nhưng cũng là một trong những nguồn rất quan trọng để Công ty Hiệp Thanh phát triển. Và một trong những tiêu chí quan trọng nhất để doanh nghiệp chọn ngân hàng là yếu tố giá vốn rẻ. Nhưng để gắn bó lâu dài với ngân hàng thì họ cần sự cảm thông, sự quan tâm chia sẻ với những thuận lợi cũng như những khó khăn trong quá trình kinh doanh và đặc biệt là tình cảm giữa con người với con người thể hiện qua sự tôn trọng lẫn nhau”, ông Phấn vui vẻ chia sẻ sau khi được Techcombank hỗ trợ đúng thời điểm.
 
Còn ông Venkatesan Rajkumar, Giám đốc Công ty Rals (chuyên chế biến và xuất khẩu điều), cũng phấn khởi không kém: “Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ tài chính kịp thời của Techcombank. Nhất là sự hỗ trợ thích hợp với từng thời kì và phong cách phục vụ khách hàng thân thiện”. Và ông thừa nhận, phía công ty chỉ mới trở thành khách hàng của Techcombank mới 2 năm, nhưng hai bên đã đạt đến mối quan hệ hợp tác tốt đẹp.

Ông Venkatesan Rajkumar tâm đắc với Techcombank còn bởi lý do khác. Theo ông, tại Việt Nam, hạt điều đang nắm vị trí thứ 4 trong nhóm thực phẩm chính mang lại nguồn ngoại hối khổng lồ cho quốc gia. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm kinh doanh của ông, thực sự chưa có ngân hàng nào đặc thù chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho ngành điều. Nhưng giờ, đã có Techcombank.

  Hiện nay, Techcombank đưa ra thị trường những gói sản phẩm mới dựa trên những nghiên cứu cụ thể về các ngành nghề kinh doanh của các đối tác khách hàng. Đơn cử như việc vay vốn trung và dài hạn với mức lãi suất ưu đãi cho các khách hàng lâu năm hay việc chấp nhận tài sản đảm bảo là đất thâm canh, nguyên liệu thô, kho hàng hoặc cho vay bằng tín chấp, tùy theo mức độ kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Với việc cung cấp những sản phẩm chuyên biệt, phù hợp với đặc tính thời vụ cũng như tình hình kinh doanh của mỗi công ty khách hàng như thế, Techcombank từng bước chiếm được lòng tin của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản…

Minh Anh
DDDN
30/09/2011
  CÁC TIN KHÁC
      CNN
      Nghịch lý xứ Phù Tang
      “Dế” thông minh HP sẽ chỉ dùng WebOS
      Cách đặt banner quảng cáo lên Website hiệu quả
      Bà Rịa – Vũng Tàu : “Lạm phát” dự án sản xuất thép ?
      Tìm lối ra trong 6 tháng cuối năm
      Xoay sở trong mùa thấp điểm