Welcome
Hàng hiệu thua chợ đặc sản
Trong hai năm qua, hàng loạt mặt bằng trung tâm thương mại đã hình thành xung quanh khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng. Đi đầu là Indochina Tower được đầu tư gần 20 triệu USD, trở thành một tòa tháp văn phòng và trung tâm thương mại cao cấp

Trong thời gian đầu, khu này đã thu hút được rất nhiều nhãn hiệu cao cấp quốc tế và Việt Nam vào kinh doanh mỹ phẩm, quần áo, nữ trang, đồng hồ. Tuy nhiên, gặp ngay khủng hoảng kinh tế kéo dài trong mấy năm nên lượng khách hàng tại chỗ không mấy mặn mà với những hàng hiệu giá trên trời.

Điều kỳ lạ là trong hai năm qua, lượng khách Hà Nội có khả năng chi tiêu cao đã tăng đột biến tại khu vực Đà Nẵng, nhưng loại khách này cũng không đến mua sắm hàng hiệu tại Indochina Tower.

Ế ẩm kéo dài nên đến nay hầu hết các tầng trệt lên đến tầng ba đã bị bỏ trống hàng trăm mét vuông do các công ty thương mại trả mặt bằng chuyển địa điểm kinh doanh ra các con đường trung tâm có giá thuê mặt bằng rẻ và dễ tiếp cận khách hàng tại chỗ hơn.

Một khu trung tâm thương mại sang trọng nay vắng tanh, chỉ có khu ẩm thực và vui chơi còn hút khách. Khoảng 4 cao ốc trung tâm thương mại cao cấp khác dù đã làm xong phần thô, nhưng do thị trường mặt bằng còn ảm đạm , ít khách hàng thuê với giá từ 11 - 18USD/m2, nên hiện tại chủ đầu tư chọn phương án giãn tiến độ hoàn thiện nội thất.

Ngược lại, chỉ nằm cách Indochina Tower khoảng 100m, nhưng chợ Hàn đã nhanh chóng trở thành một khu mua sắm đặc sản tấp nập với lượng du khách ra vào mỗi ngày từ 2.500 đến 3.000 lượt trong mùa Hè. Nổi bật là mặt hàng đặc sản biển như tôm, cá, mực (tươi, khô), yến, hải sâm, rong biển, bánh đậu xanh, hạt sen, trái cây, các loại mắm truyền thống và mặt hàng lưu niệm đá Ngũ Hành Sơn.

Với khách Việt, mức mua sắm đặc sản có thể đạt trung bình 4 triệu đồng/người với các mặt hàng ưa thích như các loại mắm, yến sào, mực khô. Từ một chợ cổ truyền bán thực phẩm, chợ Hàn nhanh chóng chuyển hướng phục vụ du lịch, vừa giữ cách buôn bán truyền thống, vừa thực hiện tốt văn minh kinh doanh, được du khách Việt, Thái Lan, Trung Quốc coi là điểm đến hấp dẫn.

Mô hình này thành công nhanh chóng đã khuyến khích một số doanh nghiệp Đà Nẵng mạnh dạn đầu tư thêm trung tâm thương mại nhỏ (khoảng 3 triệu USD) dành cho khách du lịch, khởi đầu là Đà Nẵng Square ưu tiên cho các quầy đặc sản miền Trung chất lượng cao và hàng lưu niệm, giải quyết được vấn đề khách quan tâm là an toàn vệ sinh thực phẩm của đặc sản đã qua chế biến.

Hiện nay mỗi năm vùng du lịch Đà Nẵng - Huế - Hội An đã thu hút khoảng 2 triệu lượt khách quốc tế, 7 triệu lượt khách nội địa. Một mô hình chợ truyền thống dành cho du khách đang là một sản phẩm du lịch văn hóa thương mại không thể thiếu

DNSG
16/09/2011
  CÁC TIN KHÁC
      2011 Mercedes-Benz CLS lộ diện hoàn toàn
      Google vẫn “trụ” lại Trung Quốc nhưng cáo buộc “bức tường lửa” đã gây tổn thất cho hãng
      Bất động sản “liệt”: Cắt lỗ...vượt khó
      Chiêu hút khách của “Quả táo”
      MBA dành cho lãnh đạo
      Airbus hoàn thành lắp đặt nhà xưởng máy bay A350 XWB tại Hamburg
      Có một công thức trong xây dựng thương hiệu?