Welcome
10 nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp nhỏ
Các chủ doanh nghiệp thường có xu hướng nghi ngờ và đổ tội lên ngân hàng, chính phủ hay các đối tác kém cỏi, mà hiếm khi tự xem lại chính mình

Một trong những khía cạnh khó hiểu nhất trong việc khởi nghiệp là tại sao các doanh nghiệp nhỏ lại thất bại. Có một nguyên nhân rất dễ hiểu cho sự mơ hồ này: Phần lớn bằng chứng đều tới từ bản thân người khởi nghiệp.

Tôi đã có một cái nhìn cận cảnh với nhiều thất bại của các doanh nghiệp – trong đó có một số doanh nghiệp là của chính bản thân tôi. Và theo quan sát của tôi, những nguyên nhân thất bại được các chủ doanh nghiệp chỉ ra thường không đi thẳng vào vấn đề, và chúng chỉ có nghĩa khi bạn suy nghĩ về chúng. Nếu các chủ doanh nghiệp thực sự biết họ sai ở đâu, họ đã có thể sửa sai. Thường thì vấn đề chỉ đơn giản do sự phủ nhận hoặc không biết đến những điều bạn không biết.

Trong nhiều trường hợp, khách hàng – mà nói đúng hơn là khách hàng cũ – hiểu vấn đề rõ hơn chủ doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp thường có xu hướng nghi ngờ và đổ tội lên ngân hàng, chính phủ hay các đối tác kém cỏi. Họ hiếm khi tự chỉ tay vào chính mình. Dĩ nhiên, cũng có những trường hợp mà vấn đề nằm ngoài kiểm soát của chủ doanh nghiệp, nhưng theo tôi thấy thì đó chỉ là số ít. Tiếp theo đây, dựa trên kinh nghiệm và quan sát của tôi, là 10 lý do khiến các doanh nghiệp nhỏ thất bại. Danh sách này không được mỹ miều gì cho lắm, nó cũng không đơn giản, và không chứa bất cứ mối nghi hoặc thường có nào (biết đâu những mối nghi hoặc này có thể được xếp hạng 11, 12 hay 13).

1. Bài toán không hoạt động. Không có nhiều nhu cầu cho sản phẩm và dịch vụ ở mức giá đủ để mang lại lợi nhuận cho công ty. Ví dụ như việc một công ty mới lập lại đi cố gắng cạnh tranh với Best Buy và tính kinh tế theo quy mô của nó.

2. Chủ doanh nghiệp không thể tìm ra cách riêng cho mình. Có thể họ ngoan cố, ngại rủi ro, sợ mâu thuẫn – và thế có nghĩa là họ cần phải “giống tất cả mọi người” (thậm chí cả những nhân viên hay những người bán rong không được việc). Họ có thể là người theo chủ nghĩa hoàn hảo, tham lam, tự cho mình là đúng, bị hoang tưởng, hay cáu giận và luôn bấp bênh. Đôi khi, thậm chí bạn có thể giải thích vấn đề cho những người này, và họ nhận ra là bạn đúng – nhưng họ sẽ vẫn tiếp tục mắc sai lầm tương tự.

3. Tăng tưởng ngoài kiểm soát. Đây có lẽ là lý do đáng buồn nhất trong mọi lý do thất bại – một doanh nghiệp đang thành công bỗng chốc phá sản chỉ vì quá phát triển. Nguyên nhân gồm có chuyển hướng sang một thị trường kém lợi nhuận hơn, vấp phải sự nhức nhối tăng trưởng hủy hoại doanh nghiệp, hay vay mượn quá nhiều với ý đồ duy trì tỉ lệ tăng trưởng cao. Thế nên, đôi khi chậm hơn lại tốt.

4. Kế toán yếu kém. Bạn không thể kiểm soát được doanh nghiệp nếu bạn không biết chuyện gì đang xảy ra với nó. Với những con số tồi tệ, hoặc chả có con số nào, một công ty sẽ như bị mù đường, và điều này lúc nào cũng xảy ra. Tại sao ư? Vì một lý do, đó là một quan niệm sai phổ biến – và tai hại – rằng một công ty kế toán thuê ngoài vốn dĩ để giải quyết vấn đề thuế má sẽ trông chừng được công ty. Thực ra, đây là việc của giám đốc tài chính, nhưng lại là một trong nhiều chiếc mũ chụp tạm lên đầu chủ doanh nghiệp cho đến khi công ty thuê được đúng người làm việc này.

5. Thiếu tiền mặt dự phòng. Nếu chúng ta có rút ra được bài học nào trong đợt suy thoái này (tôi biết là nó đã qua nhưng khách hàng của tôi hình như chưa nhận ra điều đó), thì đó là doanh nghiệp có chu kì và chuyện không hay sẽ vẫn diễn ra – như là việc mất đi một khách hàng quan trọng hay nhân viên chủ chốt, sự xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới, hay một đơn kiện. Những điều này đều có thể gây áp lực lên tài chính công ty. Một khi công ty đã hết tiền (cũng như khả năng vay mượn), nó sẽ không còn khả năng phục hồi.

6. Ngành nghề tầm thường. Tôi chưa từng gặp một chủ doanh nghiệp nào mà lại nói hoạt động của mình là tầm thường. Nhưng tất cả chúng ta không thể cùng đứng trên mức trung bình được. Hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu là lặp lại và tham khảo, cũng như mức độ tiếp thị của họ vậy (tùy thuộc vào công việc)

7. Hoạt động thiếu hiệu quả. Trả quá nhiều tiền cho văn phòng, nhân viên và nguyên vật liệu. Giờ đây các công ty nghèo có lợi thế hơn bao giờ hết. Không có các điều khoản đàm phán vững chắc phản ánh tình hình kinh tế hiện nay có thể khiến công ty trở nên thiếu cạnh tranh.

8. Quản trị kém. Thiếu tập trung, tầm nhìn, kế hoạch, tiêu chuẩn hay bất cứ thứ gì khác góp phần làm nên quản trị tốt. Cộng thêm đối tác khiêu khích và họ hàng rầu rĩ vào đống hổ lốn ấy, bạn sẽ thực sự gặp thảm họa.

9. Thiếu kế hoạch liên tục. Chúng ta đang nói về việc gia đình trị, về những tranh đấu quyền lực, về việc những nhân vật chủ chốt bị thay thế bởi những người không đủ năng lực – hay tất cả những lý do khiến một doanh nghiệp gia đình không thể thành công cho đến thế hệ sau.

10. Thị trường xuống dốc. Cửa hàng sách, cửa hàng âm nhạc, doanh nghiệp in ấn và nhiều doanh nghiệp khác đang phải đương đầu với những thay đổi trong công nghệ, nhu cầu khách hàng, và sự cạnh tranh từ các công ty lớn với sức mua lớn hơn và nhiều tiền quảng cáo hơn.

Trong cuộc sống, bạn có thể tha thứ cho bạn bè và họ hàng, nhưng những nhà khởi nghiệp thì hiếm khi tha thứ. Suy cho cùng, mọi thứ đều xuất hiện vấn đề. Nếu mọi người thấy chán, nhân viên sẽ ngừng làm việc cho bạn, và khách hàng thì ngừng giao dịch với bạn. Và đó là lý do tại sao các doanh nghiệp thất bại

Cafef
17/06/2011
  CÁC TIN KHÁC
      Công ty giấy Sài Gòn: Giằng co bán để tiếp tục phát triển
      VISA - Hình thức thanh toán phổ biến trên toàn cầu
      Bí mật phát triển thương hiệu của doanh nhân Sử Ngọc Trụ
      90 tỷ đồng tôn tạo di tích lịch sử đền thờ Tản Viên Sơn Thánh
      Khởi động chiến dịch hàng Tết
      Nhiều kỳ vọng vàng tăng giá trong quý mới
      Việt Nam-ASEAN, 10 năm nhìn lại