Welcome
Giải bài toán vốn : Doanh nghiệp phải tự cứu mình
Lãi suất cho vay cao cộng với hạn mức tín dụng bị giảm đáng kể đang thực sự là bài toán nan giải đối với các DN khi tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Tuy nhiên, có những kênh huy động vốn rất khả thi và hiệu quả lại chưa được tính đến.

Để chống lạm phát tức là đồng thời phải một mặt chống thừa tổng cầu, tức là phải rút bớt tiền tín dụng ra khỏi lưu thông làm cho lãi suất tăng.

Bài toán vốn

Mặt khác phải tăng tổng cung, tức là phải đưa nhiều hàng hoá, dịch vụ hợp thị hiếu ra thị trường để trung hoà tổng cầu nhằm kéo giá xuống. Cả hai hướng này thực ra đã nằm trong phương hướng chung của Nghị quyết số 11 của Chính phủ ngày 24/2/2011 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy nhiên khi đi vào tìm kiếm vốn thực tế trong đời sống các DN thì thấy dường như họ vẫn cơ bản đứng trước những thách thức “lưỡng nan” nói trên, Vậy DN phải làm gì để giải bài toán về vốn. Về mặt quan điểm, có thể và cần phải đi tìm lời giải bài toán vốn cho DN lức này là các DN phải tìm cách cứu mình trước khi cầu cứu tới Ngân hàng bằng phương châm: Việc tạo vốn cho sản xuất, kinh doanh không nhất thiết chỉ nhìn duy nhất vào NHTM. Vốn còn được hình thành từ nhiều kênh khác nhau. Lợi dụng sự lệch pha vốn và chống lại sự lãng phí các nguồn vốn và hữu dụng hoá các nguồn vốn đang hiện hữu trong nền kinh tế ngoài kênh NHTM cũng khá đa dạng và rất cần được thể chế hoá và/hoặc nhận diện để tư vấn cho DN về các kênh tạo vốn phi truyền thống hoặc không phổ biến ở nước ta.

Liên kết gọi vốn

Các DN có quan hệ đầu vào, đầu ra ổn định và/hoặc có chung hiệp hội hay hội nghề nghiệp có đủ tín nhiệm với nhau, cần liên kết cam kết tiến hành các nghiệp vụ mua – bán chịu bằng cách phát hành cho nhau các giấy nhận nợ hoặc quyền đòi nợ trong phạm vi thời hạn thoả thuận để hữu dụng hoá nguồn vốn “gối đầu” tạm thời nhàn rỗi của từng bên để duy trì sản xuất và tiêu thụ. Phương pháp này đã có rất lâu đời trong dân gian, nhưng trên cơ sở hoàn toàn tự phát, nay đã có Luật thương phiếu, nên có thể phát động rộng rãi trong các làng nghề, các hội ngành nghề để vận dụng pháp luật và phát huy vai trò tư vấn, uy tín... của chính các DN cũng như của các hội, hiệp hội để kênh này phát triển rộng rãi hơn.

Bên cạnh đó, hơn lúc nào hết, vai trò của các hội nghề nghiệp phải được pháp luật cho bổ sung chức năng có các vai trò làm đầu mối để tổ chức hình thành các Định chế quỹ đầu tư và/hoặc Cty tài chính liên danh các pháp nhân có vốn đóng góp của các DN thành viên (nhất là các DNNVV) có các ngành hàng gần gũi và/hoặc lệ thuộc nhau để tạo ra các pháp nhân đủ tư cách đăng ký và phát hành chứng chỉ quỹ hay trái phiếu Cty tài chính liên danh để hút vốn đầu tư khi có phương án khả thi trên TTCK, hoặc gọi vốn đầu tư vào chứng khoán của quỹ đầu tư/Cty tài chính đối với các NHTM để tạo vốn trực tiếp cho cụm DNVVN là thành viên của quỹ hay của Cty tài chính theo quy chế. Nghĩa là quỹ đầu tư/Cty tài chính của từng nhóm DN có quan hệ vốn và thị trường gần gũi nhau, hiểu biết rất rõ lẫn nhau, có các thông tin minh bạch về cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế, cơ sở dịch vụ thông tin tín dụng cấp tin rõ ràng... sẽ cũng tạo ra những hàng hóa cả sơ cấp để tạo vốn kinh doanh cho các DN thành viên “của mình”, cả thứ cấp để “xã hội hóa” qua các cuộc chạy tiếp sức của các nhà kinh doanh chứng khoán trên TTCK mà nếu “tự một mình” đơn độc sẽ không và/hoặc khó đủ uy tín để làm được.

Mặt khác, Chính phủ cần ban hành chính sách về cơ chế ràng buộc giữa các nhà máy chế biến với các bên sản xuất hay cung ứng thường xuyên, ổn định nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào cho nhà máy một cách thống nhất, minh bạch. Cụ thể các nhà máy phải “đặt cọc” một tỉ lệ vốn nhất định so với tổng giá trị thu mua bình quân theo công suất nhà máy cho các bên sản xuất và cung ứng nguyên, nhiên liệu đầu vào để đảm bảo hoạt động thường xuyên, đủ công suất của nhà máy, đồng thời ràng buộc bên cung ứng phải có trách nhiệm giữ uy tín về giá, về số lượng hàng hoá cung ứng theo cam kết tương ứng với số vốn nhận đặt cọc... Theo đó chuyển dần quan hệ vay vốn từ bên cung ứng nguyên nhiên vật liệu với ngân hàng sang quan hệ vay vốn của nhà máy với ngân hàng. Nguyên tắc này cũng nên áp dụng cả đối với những tập đoàn công nghiệp, theo hướng Cty mẹ là người lo vốn chính cho các Cty con...

TS Nguyễn Đại Lai
DĐDN
12/05/2011
  CÁC TIN KHÁC
      Làm giàu, ai bảo không khó?
      Từ kinh nghiệm làm du lịch ở Singapore nghĩ về Việt Nam
      “Hòm thư ưu tiên” sẽ giúp phân loại e-mail
      Doanh nghiệp Việt “lười” sử dụng Facebook, Youtube
      Nhận định thị trường chứng khoán ngày 15/4
      Thị trường đóng băng, sàn đóng cửa
      Khách sạn 5 sao tại Bắc Kinh: cung vượt cầu