Welcome
90 tỷ đồng tôn tạo di tích lịch sử đền thờ Tản Viên Sơn Thánh
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:2000 “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh” vừa được Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex phối hợp với UBND Huyện Ba Vì công bố ngày 30/8/2010.
 
Sở Quy hoạch - Kiến Trúc Hà Nội trao Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu di tích Tản Viên – Sơn Thánh đã được phê duyệt cho Tổng Cty Vinaconex

Khu di tích lịch sử văn hóa đền thờ Tản Viên Sơn Thánh nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay thuộc hai xã Minh Quang và Ba Vì, Huyện Ba Vì – TP Hà Nội (bao gồm đền Hạ – đền Trung – đền Thượng). Khu di tích nằm ở sườn Tây của dãy núi Ba Vì, ngọn núi cao và linh thiêng bậc nhất của nước Việt, có vị trí quan trọng về địa lý phong thủy, là nơi ngự trị muôn đời của “Đệ nhất phúc thần” Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) một trong “ tứ bất tử” của linh thần Việt Nam. Thánh Tản Viên vừa là anh hùng trị thủy, vừa là anh hùng dạy dân khai sáng văn hóa, gắn liền với những huyền thoại về cuộc chiến Sơn Tinh – Thủy Tinh, hay cuộc chiến chống thiên tai của người Việt cổ. Đây là là nơi thờ chính và là nơi  gắn liền với những di tích huyền thoại về Đức Thánh Tản. Hàng năm cứ vào dịp Rằm tháng Giêng, lễ hội cụm di tích thu hút hàng chục ngàn lượt khách trong và ngoài nước về tham quan và hành lễ, đồng thời nghiên cứu những giá trị văn hóa phi vật thể về Tam vị Đức Thánh Tản. Tháng 2/2008, khu di tích đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Với ước muốn tìm về nguồn cội và hướng tới Đại Lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, từ gần 10 năm trước, các thế hệ lãnh đạo của Tổng công ty Vinaconex đã nung nấu quyết tâm, góp công, góp sức của mình vào việc tìm hiểu, khai sáng, phục dựng, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích này.
 

Các tổ chức, DN ký cam kết ủng hộ kinh phí tôn tạo, phục dựng khu di tích

Nhóm nghiên cứu, điều tra khảo sát đã tìm đến được đền Hạ, đền Trung (nơi không nhiều người biết đến ngoài người dân bản địa). Cũng từ đó ý tưởng kết nối trục tâm linh giữa ba đền “Hạ – Trung – Thượng” nhằm tạo nên một chuỗi giá trị vô hình cho muôn đời sau được lựa chọn. Đề án quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị cụm di tích Lịch sử văn hóa đền Hạ, đền Trung, đền Thượng do Vinaconex lập đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của TP Hà Nội, các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia và nhiều tầng lớp nhân dân.

Tại lễ công bố quy hoạch, UBND TP Hà Nội đã vận động, kêu gọi và đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp tự nguyện đóng góp kinh phí phục dựng và tôn tạo khu di tích, điển hình là Tổng Cty Vinaconex đóng góp toàn bộ kinh phí khảo sát quy hoạch, cùng chi phí phục dựng tôn tạo đền Trung với tổng kinh phí khoảng 38 tỷ đồng.  Được biết tổng mức kinh phí dự tính ban đầu cho việc phục dựng, tôn tạo Khu di tích Tản Viên Sơn Thánh khoảng 90 tỷ đồng

01/09/2010
  CÁC TIN KHÁC
      Thương hiệu Việt ở đâu?
      Bất lợi của doanh nghiệp khi không có website
      Phát triển thị trường nội bộ: Hiệp hội là cầu nối
      Thị trường viễn thông: Phát triển đầy nghịch lý
      Liệu Sands có xuống nước?
      Siêu thị Metro tính giá sai cho khách hàng
      Dân Đông Nam Á bị ảnh hưởng nhiều bởi quảng cáo trực tuyến