Welcome
Việt Nam-ASEAN, 10 năm nhìn lại
Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã đánh dấu bước đi đầu tiên trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới.

Trong 10 năm gia nhập, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN đạt được nhiều kết quả cả về 2 phía, cả về nhiều mặt kinh tế, văn hoá, ngoại giao, xã hội... Trong bài này, chúng tôi chỉ điểm lại về mặt kinh tế và về phía Việt Nam là chủ yếu. 

Một vài nét về ASEAN hiện nay 

ASEAN hiện có 11 nước (Brunei, Campuchia, Đông Timo, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Singapore). Diện tích toàn khối là 4.492.443 km2, chiếm 14,1% lãnh thổ châu Á và chiếm 3,3% diện tích toàn thế giới.  

Quốc gia rộng nhất là Indonesia, tiếp đến là Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Lào, Campuchia, Đông Timo, Brunei, Singapore. Dân số giữa năm 2004 là 548,2 triệu người, chiếm dân số 14,1% châu Á và gần 8,6% toàn thế giới; đông nhất là Indonesia, tiếp đến là Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào, Singapore, Đông Timo, Brunei.  

Mật độ dân số đạt 122 người/ km2, tương đương với châu Á và gấp 2,6 lần thế giới. Tỷ lệ dân số thành thị đạt 38,4%, xấp xỉ tỷ lệ của châu Á và thấp hơn tỷ lệ 48% của toàn thế giới; cao nhất là Singapore, tiếp đến là Brunei, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Lào, Campuchia, Đông Timo.  

Tỷ lệ sinh đạt 2,2%, tỷ lệ chết 0,7%, tỷ lệ tăng tự nhiên 1,5%, cao hơn tỷ lệ 1,3% của châu Á và tỷ lệ 1,2% của toàn thế giới; thấp nhất là Singapore, tiếp đến là Thái Lan, Đông Timo, Myanmar, Việt Nam, Indonesia, Brunei, Philippines, Malaysia, Campuchia, Lào.  

Tuổi thọ bình quân đạt 68, cao hơn mức 67 của châu Á và thấp hơn mức 69 của toàn thế giới; cao nhất là Singapore, tiếp đến là Brunei, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Myanmar, Campuchia, Lào, Đông Timo.  

GDP tính bằng USD theo tỷ giá thực tế của ASEAN năm 2003 đạt khoảng 687 tỷ USD, chiếm 1,9% toàn thế giới; bình quân đầu người đạt khoảng 1.253,2USD, thấp xa so với mức 5.684,2 USD của toàn thế giới. 

Nếu tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương, thì GDP bình quân đầu người năm 2001 cuả các nước trong khu vực như sau: Singapore 22.680 USD, (năm 2002 là 24.040), tiếp đến là Brunei 19.210, Malaysia 8.750 (năm 2002 đạt 9.120), Thái Lan 6.400, Philippines 3.840, Indonesia 2.940, Việt Nam khoảng 2.100, Campuchia 1.860, Lào 1.620 (năm 2002 đạt 1.720), Myanmar 1.027. 

Khu vực ASEAN cũng là khu vực có tốc độ tăng GDP cao của thế giới. Tổng dự trữ quốc tế của một số nước đạt khá và đang tăng lên. Khu vực ASEAN cũng là khu vực có kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu so với GDP, xuất khẩu bình quân đầu người khá. 

Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam – ASEAN 

Năm tháng đầu năm 2005, xuất khẩu sang thị trường này tăng khá cao, lên tới 46,4%. Tỷ trọng xuất khẩu vào ASEAN năm 2004 đạt 14,3% tổng số xuất khẩu của Việt Nam

Trong khu vực Đông Nam Á năm 2004, các nước nhập khẩu từ Việt Nam tính từ cao xuống thấp là:

- Singapore 1.370 triệu USD;

- Malaysia 601,1 triệu USD;

- Philippines 498,6 triệu USD;

- Thái Lan 491 triệu USD;

- Indonesia 446,6 triệu USD;

- Campuchia 384,6 triệu USD;

- Lào 68,5 triệu USD;

- Myanmar 14,1 triệu USD;

- Đông Timo 4,8 triệu USD (năm 2003);

- Brunei 0,5 triệu USD (năm 2003);

Tuy nhiên, do nhập khẩu từ khu vực ASEAN lớn, nên trong quan hệ buôn bán với khu vực này, Việt Nam luôn luôn ở vị thế nhập siêu với quy mô lớn và tỷ lệ nhập siêu cao.

Nhập siêu năm 2004 lớn nhất là từ Singapore 2.248,5 triệu USD, tiếp đến là Thái Lan 1.367,1 triệu USD, Malaysia 613,6 triệu USD, Indonesia 216,1 triệu USD,... Việt Nam chỉ xuất siêu đối với Philippines, Campuchia; xuất siêu không đáng kể đối với Đông Timo, Brunei

Đầu tư trực tiếp của những nước trong khu vực vào Việt Nam trong thời gian từ 1988 đến tháng 6/2005 như sau: 

- Singapore có 424 dự án, vốn đăng ký đạt 9.037,4 triệu USD, ước thực hiện đạt khoảng 3.613,4 triệu USD, bằng 40% vốn đăng ký; còn hiệu lực 361 dự án, với số vốn 8.130 triệu USD; 

- Malaysia có 196 dự án, vốn đăng ký 1.616,7 triệu USD, ước thực hiện khoảng trên 850 triệu USD, bằng trên 50% vốn đăng ký; còn hiệu lực 171 dự án, với số vốn trên 1.438 triệu USD; 

- Thái Lan có 169 dự án, vốn đăng ký 1.593,5 triệu USD, ước thực hiện khoảng 750 triệu USD, gần bằng 50% vốn đăng ký; còn hiệu lực 120 dự án, với số vốn trên 1.432 triệu USD; 

- Philippines có 30 dự án, vốn đăng ký 265,7 triệu USD; còn hiệu lực 22 dự án, với số vốn 233,4 triệu USD;

- Indonesia có 19 dự án, vốn đăng ký 253 triệu USD; còn hiệu lực 13 dự án, với số vốn 123,1 triệu USD

- Lào có 6 dự án, với 16,1 triệu USD đăng ký và 6 triệu USD thực hiện;

- Brunei có 5 dự án, với 10,4 triệu USD đăng ký;

- Campuchia có 3 dự án, với 1 triệu USD đăng ký. 

Lượng khách của khu vực đến Việt Nam năm 2004 cao nhất là Campuchia 90,8 nghìn lượt người, tiếp đến là Malaysia 55,7 nghìn lượt người, Thái Lan 53,7 nghìn lượt người, Singapore 50,9 nghìn lượt người, Lào 34,2 nghìn lượt người, Philippines 24,5 nghìn lượt người, Indonesia 18,5 nghìn lượt người, Myanmar 1,5 nghìn lượt người.

Sáu tháng đầu năm 2005, tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước của một số nước khá cao, như Campuchia tăng 118,9%, Philippines tăng 79%, Myanmar tăng 74,9%, Singapore tăng 72,6%, Thái Lan tăng 55,7%, Malaysia tăng 44,3%, Lào tăng 36,1%, Indonesia tăng 26,1%. Đó đều là những tốc độ tăng cao hơn nhiều so với tốc độ chung (23,7%). 

Thời gian gia nhập chưa lâu, nhưng quan hệ Việt Nam-ASEAN đã phát triển khá nhanh và đang hứa hẹn còn phát triển nhanh hơn nữa trong thời gian tới.

31/03/2010
  CÁC TIN KHÁC
      Làng nghề bột gạo Sa Đéc (P2)
      Giao dịch lình xình, hai sàn tăng điểm nhẹ
      Hiểu hỗn hợp kênh truyền thông và tại chúng không hiệu quả
      Hàng Việt mang mác ngoại!
      Từ khiếu nại nhỏ đến tội tống tiền?
      Bản chất của việc "làm giá" Air Blade và Exciter
      Thách thức và cơ hội cho mỹ phẩm Việt