Welcome
Làm mới ngôn ngữ hữu hình của thương hiệu
Thương hiệu đi liền với những giá trị vô hình trong tiềm thức người tiêu dùng. Nhưng để tạo ra được những con số khổng lồ, doanh nghiệp luôn phải chăm chút đến "những điểm tiếp xúc giữa thương hiệu và người tiêu dùng".

Tập hợp những điểm tiếp xúc ấy còn được gọi là ngôn ngữ hữu tình của thương hiệu, hay đơn giản hơn là hệ thống nhận diện thương hiệu.

Thời điểm Việt
Nam chính thức trở thành thành viên của WTO chính là cột mốc thích hợp để nhiều doanh nghiệp giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu mới của mình, qua đó khẳng định việc sẳn sàng cho quá trình  hội nhập kinh tế thế giới.

Hội nhập là động lực

WTO không phải là chiếc đũa thần đem đến cho doanh nghiệp mọi sức mạnh, mà việc gia nhập tổ chức này giúp các doanh nghiệp hiểu ra rằng: họ sẽ phải mạnh nếu muốn tồn tại được trong môi trường cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn, nơi mà ở đó không còn sự bao cấp, hỗ trợ của nhà nước.

Nhu cầu tạo ra một sức sống mới, tái định vị lại doanh nghiệp của mình trong tâm trí khách hàng mục tiêu trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt là với doanh nghiệp nhà nước.
Cuối nam 2006, VNPT mở đầu bằng việc thay đổi logo và slogan.
 
Logo mới thể hiện hình ảnh mang điện thoại hiện đại, năng động, chuyên nghiệp và gần gũi với người tiêu dùng Việt
Nam. Hoà vào phong trào này, đối thủ cạnh tranh của họ là S-fone cũng đã nhanh chóng làm mới mình bằng hệ thống nhận diện thương hiệu được thể hiện với hai gam màu chủ đạo cam và đỏ, tượng trưng cho sự thân thiện, chân tành và sự trẻ trung, năng động - tính cách đặc trưng của giới trẻ, nhóm khách hàng mục tiêu mà S-fone hướng đến.

Hay ngày 7.7.2007 đánh dấu thời điểm giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu mới của Ngân hàng Đông Á... Tiếp đó, người tiêu dùng lại được chứng kiến sự tiếp bước của Mobifone trong việc thay đổi diện mạo với tinh thần chủ đạo: luôn năng động, trẻ trung, có mặt "mọi lúc, mọi nơi".

Chủ động thay đổi


Sự thay đổi hình dáng, màu sắc logo hay slogan của Vinaphone, S-fone, Đông Á hay Nutifood, đều là để đáp ứng nhu cầu của chính các thương hiệu này. Sự kiện Việt
Nam gia nhập WTO dường như chỉ là một ngoại lực thúc đẩy điều đó diễn ra nhanh hơn.
Nhà tài trợ.

Nutifood là một đơn vị điển hình chủ động thay đổi mình qua hệ thống nhận diện thương hiệu ngay từ khi Việt
Nam gia nhập WTO. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 cua WTO làm cho cạnh tranh trong thị trường sữa trở nên gay gắt hơn. Các công ty nước ngoài có ưu thế về thương hiệu, vốn, hệ thống quản lý, mạng lưới phân phối... nay lại được giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm.

Đây thực sự là một sức ép cho các công ty sữa Việt
Nam để tồn tại bền vững trong cuộc cạnh tranh lâu dài này. Cũng như nhiều công ty Việt Nam, trước đây, hệ thống nhận diện thương hiệu của Nutifood không đồng nhất, sự liên kết giữa thương hiệu mẹ và các thương hiệu con khá lỏng lẻo, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường.
 
Cùng với hoạt động cổ phần hoá doanh nghiệp, sức ép từ thị trường cũng như từ các nhà đầu tư đòi hỏi thương hiệu này phải được xây dựng chuyên nghiệp hơn, có sức cạnh tranh mạnh hơn. Và sự lột xác của Nutifood trong toàn bộ các dòng sản phẩm cũng như ở thương hiệu doanh nnghiệp chính là để tạo ra sự ổn định và bền vững của thương hiệu, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Thương hiệu mẹ "Nuti" bao trùm lên tất cả dòng sản phẩm tạo sự liên kết chặt chẽ, chắc chắn, tránh được sự trùng lập giữa các nhãn hiệu, giúp doanh nghiệp tái định vị sức mạnh trên thị trường. Sự thay đổi của Nutifood diễn ra vào thời điểm ngay trước đợt IPO của cổ phiếu còn làm hấp dẫn nhà đầu tư và các cổ đông cũng như khách hàng.

Tín hiệu tốt

Hội nhập WTO, thời cơ và vận hội cùng đến với các doanh nghiệp Việt
Nam đòi hỏi mỗi công ty phải có những bước đột phá để duy trì và tạo sức sống mới cho thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Sự vận động của các tên tuổi lớn trên đây chứng tỏ các thương hiệu Việt đã biết tận dụng thời cơ, bước qua giai đoạn canh tranh về giá và chuyển sang giai đoạn cạnh tranh bằng thương hiệu, bằng uy tín và hình ảnh của mình.
 
Chi phí cho việc thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu có thể là lớn tại thời điểm này, nhưng nếu coi đó là một khoảng đầu tư cho những tài sản vô hình vô giá thì chỉ là những con số nhỏ.

Hầu hết các doanh nghiệp bắt nhịp hội nhập đều có những kết quả kinh doanh khá tốt: doanh số năm 2007 của Nutifood tăng 30% so với 2006. Đây là con số đáng khích lệ sau gần hai năm doanh thu dậm chân tại chỗ. Với S-fone, đó là thành tích vượt qua cột mốc 3,5 triệu thuê bao tích luỹ cho đến thời điểm hiện nay.

Người tiêu dùng được gì?

Lợi ích của sự thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với doanh nghiệp và sản phẩm thì rất rõ. Nhưng liệu người tiêu dùng có được lợi gì hay không, hay họ lại phải trả nhiều tiền hơn cho những thay đổi mẫu mã, bao bì ấy? Có thể thấy ngay là dù thay đổi với lý do gì thì mục đích cuối cùng mà các thương hiệu muốn đạt được là ngự trị ở vị trí TOM (Top of Mind) trong tâm trí khách hàng. Ngay cả việc thay đổi hình ảnh trước các đợt IPO, cũng là nằm trong mong muốn được nhà đầu tư lựa chọn mua với mức giá cao.

Tế nhưng, nếu không phải là người trong lĩnh vực marketing, có lẽ người tiêu dùng cũng không quan tâm nhiều đến những điểm mới của các thương hiệu viễn thông. Rất nhiều người khi được hỏi đã không thể nhớ ra logo cũ của Mobifone hay Nutifood như thế nào là vì vậy, khi các thương hiệu trên tung ra biểu tượng mới, họ cũng không quan tâm nhiều.

Rõ ràng, ngoài vấn đề về thiết kế thì công tác truyền thông cho những đổi mới này cũng đã bộc lộ những lỗ hỏng lớn. Cũng cần lưu ý rằng, thay tên, đổi họ suy cho cùng cũng chỉ là hình thức bên ngoài.
 
Để duy trì những giá trị vô hình của thương hiệu thì điều mà mỗi doanh nghiệp không bao giờ có thể bỏ qua, đó là luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Đây mới thực sự là lợi ích mà người tiêu dùng mong chờ. Những hạt sạn kiểu như Mobifone "dội bom" tin nhắn vào điện thoại của nhiều khách hàng sẽ làm cho những nổ lực thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu trở nên vô ích.

Thay đổi trên diện rộng

Năm 2007 mới chỉ là bước khởi đầu cho sự thay đổi của các thương hiệu Việt. Tới đây, hàng loạt các tổng công ty sẽ vào cuộc để tái định vị hình ảnh của mình trong sân chơi tầm cỡ toàn cầu. Vinataba, Vinacafe, Habeco, Sabeco... đều đang có những kế hoạch thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp khi đã cổ phần hoá. Không chỉ những tên tuổi lớn, trên 90% số công ty ở Việt Nam hiện nay hoạt động theo mô hình vừa và nhỏ cũng sẽ tham gia phong trào này.  
 
Sau quãng thời gian xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu theo kiểu tự phát, thiếu chuyên nghiệp , đã đến lúc các thương hiệu dù là nhỏ cũng cần phải tìm ra những tính cách rieng, để tạo cho mình thế thượng phong ngay trên sân nhà.

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu đồng bộ, nhất quán, dễ đi vào tâm trí người tiêu dùng và phù hợp với chiến lược phát triển trong từng giai đoạn là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam đang hướng đến trong quá trình tham gia vào thị trường thế giới.

Onboom
09/02/2009
  CÁC TIN KHÁC
      Sửa đổi thuế thu nhập DN: Kiến nghị bỏ mức khống chế quảng cáo
      Doanh nghiệp công bố lỗ khoảng 700 đồng/lít xăng
      Thất bại của hệ thống G7 mart: Nhiều đối đầu, ít kết nối
      Người tiêu dùng sẽ được bảo vệ như thế nào?
      Chanel, BMW và cơ hội lớn từ những khách hàng giàu có mới nổi
      Xe ga tầm trung "cháy hàng" thời lạm phát
      Giao dịch cà phê... trên giấy