Welcome
Giá trị thương hiệu và đạo đức kinh doanh
Các thương hiệu luôn xuất hiện, cạnh tranh và tồn tại trong những phân khúc giá khác nhau. Bên cạnh đó vấn đề lợi nhuận và đạo đức trong kinh doanh luôn làm đau đầu các nhà lãnh đạo.

Thương hiệu trong nền kinh tế thị trường

Theo cơ chế cạnh tranh của thị trường tự do, trong bất cứ ngành hàng nào, từ hàng tiêu dùng nhanh, hàng điện máy, ngành quần áo thời trang hay các ngành dịch vụ,… các thương hiệu luôn xuất hiện, cạnh tranh và tồn tại trong những phân khúc giá khác nhau.

Lấy ví dụ tại thị trường Việt
Nam. Trong ngành dầu gội, giá bán của Sunsilk đắt gần gấp 3 lần giá bán của dầu gội đầu Mỹ Hảo. Trong ngành điện máy, giá bán của tivi Sony đắt gấp đội so với giá của nhãn hiệu nội địa Darling. Trong ngành dịch vụ quảng cáo hay trong dịch vụ về luật, giá dịch vụ của các hãng nước ngoài đắt hơn từ 3 đến 10 lần so với giá của các công ty của Việt Nam.

Tuy có mức chênh lệch giá rất lớn giữa các thương hiệu ở phân khúc thấp so với phân khúc cao cấp, nhưng càng ngày, chất lượng sản phẩm (hay dịch vụ) giữa các phân khúc càng bớt khác biệt. Ngày nay, nếu bỏ nhãn hiệu đi và cho người khách hàng dùng thử, nhiều loại sản phẩm và dịch vụ có giá rất chênh nhau những lại hầu như không tạo ra sự khác biệt.

Trên thực tế các tập đoàn đa quốc gia đã chuyển khâu sản xuất của nhiều loại sản phẩm và các ngành dịch vụ sang các nước đang phát triển, nơi mà giá nhân công rẻ hơn tại thị trường tiêu thụ nhiều lần.

Chuyện gì đã xảy ra khi mức chênh lệch giá không thể hiện ở các ích lợi của sản phẩm hay của dịch vụ? Và tại sao người ta phải bỏ thêm những khoản tiền lớn để được sử dụng thương hiệu mà họ yêu thích?

Vấn đề về lợi nhuận và đạo đức kinh doanh?

Hiện nay bất cứ nhà kinh doanh nào cũng đều muốn nâng giá của sản phẩm, hay của dịch vụ lên càng cao càng tốt. Khi một sản phẩm có giá cao, rõ ràng khả năng mang lại lợi nhuận sẽ tăng lên đáng kể, mà công sức và thời gian và chi phí kinh doanh sẽ giám xuống. Còn gì bằng khi mà một chai bia Heineken có giá bán gần gấp 3 lần chai bia Sài Gòn (trên thực tế mức lợi nhuận sẽ chênh nhau đến cả chục lần). Tại sao một đôi giày thể thao Nike được sản xuất tại Việt Nam có giá xuất xưởng chưa tới 15 Đô-la Mỹ lại có giá bán gần 200 Đô-la Mỹ?

Tất cả những người làm kinh doanh, những chuyên gia marketing và các giám đốc nhãn hiệu đều có chung một khát khao là làm sao có thể nâng được giá bán của sản phẩm lên thật cao ở mức tối đa mà người tiêu dùng có thể chấp nhận.
Một vấn đề lớn được đặt ra rằng liệu đã đến lúc phải làm rõ chuyện “bóc lột trắng trợn” của những người chủ thương hiệu đối với người tiêu dùng? Theo như những gì đang xảy ra, liệu các chủ thương hiệu có quá nhẫn tâm và tham lam khi nâng mức giá lên cao quá mức như vậy?

Trong tác phẩm “No Logo”, Naomi Klein đã nêu ra thực tế là người tiêu dùng ở các nước phương tây đã thấy rõ tình trạng này từ những thập niên chín mươi của thế kỷ XX. Đã có hàng loạt những cuộc biểu tình phản đối và tẩy chay các nhãn hiệu toàn cầu. Theo như những gì mà mọi người thấy được thì có lẽ người tiêu dùng đang bị các tập đoàn sở hữu những thương hiệu lớn bóc lột “tới tận xương”.

Nếu mọi chuyện đúng như vậy thì tất cả những người làm nghề xây dựng thương hiệu đều là những kẻ tham lam, vô đạo đức và lừa bịp khách hàng chăng?

Là một người đã nhiều năm làm nghề truyền thông tiếp thị với mục đích xây dựng nên những thương hiệu có giá trị cao (tức làm cho người tiêu dùng phải “hài lòng” bỏ tiền ra mua và sử dụng thương hiệu được quảng bá), tác giả bài viết này đã thật sự “sốc” khi đọc được những tài liệu trong cuốn sách của tiến sĩ Naomi Klein.

Là chuyên gia quản lý thương hiệu, hoặc là một chủ doanh nghiệp, liệu có gì sai khi chúng ta muốn tạo nên những thương hiệu “đắt hơn những nhãn hiệu khác nhiều lần” mà vẫn hấp dẫn người tiêu dùng? Liệu có gì trái với đạo đức kinh doanh trong việc tìm cách bắt người tiêu dùng phải trả thêm tiền chỉ bởi sản phẩm được gắn thêm một cái tên “khác biệt”?

Sự thật phía sau những cảm nhận đắt giá

Số liệu thực tế cho thấy, sự trung thành của người tiêu dùng (hay nói cách khác là sự lệ thuộc của họ) vào các thương hiệu đắt tiền luôn bền vững và ngày càng tăng. Trong một nghiên cứu về người uống bia tại thị trường Việt Nam, khi trả lời cho câu hỏi: “nếu được thoải mái lựa chọn thì bạn sẽ chọn loại bia nào?”, hơn 70% người được hỏi đã trả lời Heineken.

Quả thật là các thương hiệu mạnh luôn có giá cao hơn hẳn những đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng. Tuy vậy, nếu bạn tìm hiểu kỹ lưỡng thì sẽ thấy rằng, các sản phẩm “cao cấp” đắt tiền luôn được ưa chuộng, và ngày càng được ưa chuộng hơn. Trong một đợt phỏng vấn bỏ túi với khoảng 60 phụ nữ được hỏi ý kiến, tất cả mọi người đều chọn Sunsilk làm dầu gội thay vì chọn một nhãn dầu nội địa khác có chất lượng tốt và giá rẻ hơn.
 
Trong cuốn “The Cult of The Luxury Brand” (tạm dịch Mốt Xài Hàng Hiệu Sang Trọng) nêu ra một số dẫn chứng về xu hướng thích xài hàng hiệu của người tiêu dùng. Đặc biệt tại Châu Á, người dân ngày càng thích chọn mua những loại hàng hóa có nhãn hiệu rất đắt tiền (có đến 94% phụ nữ ở Tokyo sử dụng sản phẩm của Louis Vuitton – một nhãn hiệu hàng hóa thuộc loại đắt nhất thế giới). Hẳn việc ưa chuộng các sản phẩm giá cao sẽ cho cảm nhận là sản phẩm tốt hơn, dẫn đến việc sẽ hài lòng hơn khi sử dụng.

Dựa trên những phân tích về giá trị của sản phẩm và giá trị của thương hiệu, chúng ta dễ thấy được là một sản phẩm mang thương hiệu sẽ tạo ra 2 loại giá trị khác biệt rất rõ ràng: giá trị lý tính và giá trị cảm tính.

Giá trị lý tính:
Đây chính là những lợi ích mà một loại hàng hóa, hay một loại dịch vụ mang lại cho người tiêu dùng. Cà phê đơn thuần là một loại thức uống gây nghiện và giúp người uống tỉnh táo hơn, sảng khoái hơn. Uốn tóc là một dịch vụ giúp cho các bà các cô có mái tóc kiểu cách và đẹp hơn. Nếu một sản phẩm không có thương hiệu, nó được gọi là hàng hóa.

Giá trị cảm tính:
Là một loại giá trị do các thương hiệu mang lại. Khi một loại hàng hóa với những đặc điểm cụ thể tạo nên sự khác biệt, người bán hàng sẽ được gắn thêm tên gọi cho hàng hóa đó để người tiêu dùng dễ phân biệt, dễ nhận biết. Chính cái tên mà người bán hàng gắn cho loại sản phẩm có những đặc điểm khác biệt là lý do để cho chúng ta phải trả thêm tiền để mua sản phẩm đó. Nói một cách khác, sản phẩm đó có kèm theo thương hiệu. Thương hiệu cà phê Highland có giá trên dưới 20 ngàn một ly, trong khi ly cà phê của dì Ba bán ở góc đường (cũng ngon không kém) thì giá chỉ có 4 ngàn đồng.
 
Dịch vụ cũng vậy, uốn một cái đầu tại tiệm uốn tóc bình dân Hồng ở trong xóm giá chỉ 100 ngàn đồng, nhưng cũng uốn một kiểu tóc tương tự ở tiệm Khôi sang trọng thì giá suýt soát 1 triệu đồng. Tuy nhiên, sự khác biệt về giá cả không chỉ bởi cái tên thương hiệu. Trên thực tế, sự chênh lệch về giá ở đây thể hiện mức độ cảm nhận, hay nói cách khác là lượng cảm xúc tốt mà người khách hàng có được từ sản phẩm hay dịch vụ có cái tên đặc thù đó.

Hãy xem xét sự khác biệt.

Trước hết, tất cả mọi người đều phải công nhận rằng hàng hiệu thứ thật luôn luôn có những đặc điểm khác biệt vượt trội với chất lượng “không thể chê vào đâu được”. Kế đến là nó tạo ra các giá trị cảm tính như sự tự hào, sự hãnh diện và rất tự tin cho người xài hàng hiệu. Làm sao mà lại có thể không tự hào khi bạn mặc một chiếc áo sơ mi “hàng độc” có giá đến 6 triệu đồng, đeo một cái thắt lưng có giá 18 triệu đồng và đi một đôi giày da nai “chính hiệu” có giá gần 30 triệu đồng,…

Một thương hiệu đắt tiền luôn tạo ra sự khao khát của người tiêu dùng và làm cho họ thỏa mãn hơn rất nhiều so với một nhãn hiệu bình dân.

Như vậy sự thỏa mãn chính là điều khác biệt cơ bản. Một thương hiệu bình dân sẽ đáp ứng cho những nhu cầu cơ bản của khách hàng bằng các giá trị lý tính, nhưng một thương hiệu cao cấp sẽ tạo ra thêm những giá trị cảm tính và các giá trị cảm tính này là loại mà không dễ gì mà người tiêu dùng có được (như sự hãnh diện, sự thỏa mãn, sự tự tin,…). Các giá trị cảm tính này thực tế là các cảm xúc tốt ở mức độ cao và sẽ xuất hiện mỗi khi nhãn hiệu được sử dụng.

Bạn nên biết rằng giá trị của một vật chính là lượng cảm xúc tốt mà vật đó mang lại cho người sử dụng. Đây cũng là điểm khác biệt lớn hoặc rất lớn về giá bán giữa nhãn hiệu thường và nhãn hiệu cao cấp. Để tạo ra một thương hiệu “đắt tiền” là một công việc cực kỳ khó khăn, bởi nếu người tiêu dùng không “cảm thấy” và không tin rằng thương hiệu có giá trị đúng như giá bán thì chắc chắn họ sẽ không thể nào có được cái cảm giác sử dụng “hàng hiệu” và không đời nào họ bỏ tiền ra để mua.

Theo những phân tích trên đây, việc tạo ra một nhãn hiệu cao cấp sẽ đòi hỏi rất nhiều tiền bạc cũng như nhiều thời gian. Để duy trì sự “cao cấp” đó thì còn là việc khó khăn hơn nữa. Thật may mắn là cuối cùng, những người làm nghề xây dựng nên các thương hiệu đắt tiền đã có thể tự hào rằng mình đang làm những việc rất có đạo đức chứ không phải là việc phi đạo đức như nhiều người lầm tưởng.

Bằng việc tạo ra những thương hiệu cao cấp và cực kỳ sang trọng, người làm thương hiệu đã mang lại cho người tiêu dùng những cảm giác thỏa mãn, những phút giây hạnh phúc không dễ có được trong cuộc sống. Hàng hiệu là một công cụ làm cho sản phẩm, hay dịch vụ trở nên đầy cảm hứng, tạo ra sự thỏa mãn và hài lòng cho hàng ngàn hoặc hàng triệu người trong cái thế giới đầy stress và buồn tẻ này.

Tóm lại, giá trị của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó được tạo nên từ giá trị lý tính và giá trị cảm tính. Tuy nhiên đó cũng chưa phải là tất cả.
Sự hy sinh nằm sau thương hiệu cao cấp

Một chiếc túi Longchamp bán với giá 500$ trong khi giá thành SX chỉ khoảng bằng 1/10, giày Nike giá bán 200$ trong khi giá thành 15$, Giày da nai chính hiệu giá 30mil VND khoảng 1 năm tiền lương của lao động phổ thông. Người tiêu dùng bị bóc lột, họ phải trả nhiều tiền cho những giá trị vô hình, mà giá trị vật chất của chúng không hơn các SF no-name khác. Điều đó nghe thật bất công.

Nhưng thử đứng ở góc độ của các thương hiệu cao cấp xem để có được giá bán như vậy họ đã phải hy sinh những gì?

Năng khiếu trời cho

- LANVIN một hãng thời trang cao cấp mà thân chủ của nó, bà Lanvin đã cống hiến cả cuộc đời với niềm đam mê thời trang và lòng yêu thương cô con gái vô bờ bến, và đương nhiên là cả năng khiếu nữa.

- Kenzo, đó là tài năng là quyết tâm của một sinh viên Nhật lập nghiệp tại Pháp.

- Jean Paul Gautier, sự sáng tạo tuyệt vời với những tác phẩm thời trang độc đáo có một không hai

Trên tất cả đó là năng khiếu nghệ thuật của những người làm nên các SF đó một thứ mà ta không thể đong đếm như vật chất được, vậy làm sao có thể tính nó bằng tiền vải, phụ liệu và giá gia công được?

Cùng nhiều tên tuổi khác như Coco-Channel, Christian Dior, YSL, đó là những tài năng nghệ thuật mà tạo hóa ban cho thế giới của chúng ta, và đương nhiên là tính cả ông bố cô Mercedes, một tài năng kỹ thuật nữa, những người đã tạo ra những sản phẩm thật sự cao cấp.

Lịch sử

Bên cạnh tài năng, đó là quá trình phát triển lịch sử, hàng chục năm không ngừng nỗ lực không ngừng phấn đấu, và trong quá trình cạnh tranh đó nhiều thương hiệu đã hy sinh không đủ sức lực tồn tại và nhường chỗ cho các thương hiệu như Levi's, adidas, Nike,.. Lịch sử là giá trị chứa trong sản phẩm, mà nhiều hãng đã phải ghi vào SF "since…."

Cơ hội tồn tại

Không phải năng khiếu, không phải lịch sử, họ phải hy sinh cái gì? Đó là cơ hội tồn tại. Nếu một thưong hiệu định vị cao cấp ngay khi mới ra đời gặp thất bại thì sao? nếu HighLand cũng rơi vào trường hợp như Laser thì sao? Giá trị về mặt cơ hội có thể lớn như tổn thất của Laser, Liệu bạn có đủ can đảm để định vị cao cấp cho sản phẩm của mình hay không? xét trên góc độ này thì 20K/ly cà phê cũng đáng đấy chứ!

Ngoài ra, còn nhiều sự hy sinh khác nữa:

Hàng tồn kho giám giá: một chiếc áo old navy giá 30$ nhưng sau một thời gian tồn kho nó sẽ được bán với giá 1$, thấp hơn giá thành. Đó là sự hy sinh về mặt tiền tệ.

Hy sinh về số lượng để có limited editions, để có chiếc áo sơ mi 600$, biết đâu họ đã phải hy sinh việc bán 100 chiếc áo 6$

Đó còn là sự đầu tư vào cửa hàng, vào con người, vào quy trình và nhiều yếu tố khác nữa, nhằm làm nên một sản phẩm cao cấp.

Bởi những sự hy sinh có thể có nên không phải ai cũng dám cho ra đời những thương hiệu cao cấp.

Còn những người sử dụng chúng là ai? Ca sĩ, diễn viên, doanh nhân, CEO, nhà đầu tư chứng khoán, kẻ thừa kế … những người có những khoản thu nhập khác người. Những khoản thu nhập nhờ tài năng, nhờ bóc lột sức lao động, nhờ may mắn … Như vậy bán các thương hiệu cao cấp cho họ cũng không thể gọi là bóc lột được, có chăng chỉ gọi đó là một sự phân phối lại thu nhập mà thôi.
 
Chủ thương hiệu cao cấp thu tiền về mua xe xịn, chủ hãng xe gửi tiền ngân hàng, chủ ngân hàng mua bất động sản, chủ bất động sản lại mua 1 chai coca. Đó là một chuỗi của những sự phân phối lại, có ai bóc lột ai đâu. C'est la vie!
 
Cuốn "No-logo" -NaoMi Klein mà mình chưa đọc đã thấy tức rồi, chắc chắn nó không chỉ làm cho tác giả Nguyễn Nam Trung sốc mà có thể còn gây ra làn sóng phản ứng của những người làm thương hiệu và sở hữu thương hiệu.

Squangcao
06/02/2009
  CÁC TIN KHÁC
      Bộ máy tìm kiếm hàng đầu tại Mỹ trong tháng 6/2010
      Fast food Việt - bao giờ?
      BMW vẫn dẫn đầu thị trường xe sang
      Ra mắt câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội
      Sơ lược về tâm lý học marketing và hiệu ứng lan tỏa
      Kinh doanh sim số đẹp đến thời phá sản!
      Nguyên liệu cho lòng trung thành của khách hàng